Có câu nói “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu” như là sự đúc kết về thực tế đời sống sau hôn nhân. Tuy nhiên, câu nói đó chỉ phản ánh đúng bề ngoài của mối quan hệ này. Vậy thì việc tình yêu chết không phải do hôn nhân mà là do chính tuổi thọ của nó.
Tại sao tình yêu dễ chết?
Xin trả lời ngay đó là vì nó không phải là tình yêu thương thực sự.
Bản chất của tình yêu thương là càng gần nhau sẽ càng có cơ hội để làm
cho nó phát triển lớn thêm lên. Vậy thì tình yêu mà chúng ta đang nói ở
đây là thứ tình yêu gì? Tình yêu gì mà sau khi kết hôn nó lại đi vào cửa
tử?
Những người trẻ thường nói với nhau rằng, tình yêu đích thực chỉ có
một nhưng những thứ na ná tình yêu lại nhiều vô kể. Họ cho rằng, tình
yêu đích thực là tình yêu mãi mãi không mất đi, không gì có thể chia lìa
nhau được. Và vì thế người trẻ nào cũng mơ ước mình có một tình yêu như
thế.
Thực tế thì khi yêu nhau, ai cũng nghĩ tình yêu của mình là tình yêu đích thực, mình không thể sống được nếu thiếu người đó.
Thế nhưng, đến khi kết hôn thì những tình cảm nồng nàn mê đắm đó cứ
ngày một tắt dần như ánh nắng cuối ngày cho đến lúc tắt hẳn. Để rồi
những cặp đôi đó phải tự vấn lương tâm mình rằng, mình đã chọn nhầm, đã
lầm tưởng hoặc quay sang trách cứ nhau rằng người kia đã thay đổi, đã
phản bội mình, đã hết yêu mình…
Và điều lạ lùng là hầu như ai cũng trải qua những thời khắc yêu đương
nồng nhiệt của tuổi trẻ và sau khi kết hôn thì rơi vào cảm giác tiếc
nuối, có khi là mất niềm tin về tình yêu. Khi yêu, tình yêu đó đã ngự
trị và phủ trùm lên toàn bộ cuộc sống của các cặp đôi.
Họ ngất ngây trong hạnh phúc, họ bay trong đó và tưởng rằng đó là tất
cả bầu trời, là cuộc sống của mình. Rồi họ hớn hở đến với nhau bằng một
đám cưới và tờ giấy hôn thú, nguyện dắt tay nhau đi đến hết cuộc đời.
Thế nhưng, nhiều cặp đôi đi chưa được nửa đoạn đường, thậm chí mới
bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên của hôn nhân, họ đã thấy mệt mỏi,
thấy không thể chịu đựng nổi nhau và đưa nhau ra tòa.
Thực tế thì hầu hết người trẻ, kể cả những người nay đã già nhưng đã
có một thời trẻ họ cũng đã yêu theo cách như vậy. Họ cũng đã yêu nồng
nàn và rồi sau hôn nhân thì tình yêu đó nguội đi và tắt hẳn. Có cặp đôi
sau khi nhận thấy không còn ham mê nhau nữa họ liền nghĩ tình yêu không
còn nên chia tay nhau và đi tìm tình yêu mới.
Ngược lại có cặp đôi, khi thấy không còn mê nhau nữa nhưng họ lại
thấy thương nhau hơn nên vẫn sống hạnh phúc bên nhau đến cuối đời. Sự
khác nhau này không phải vì khi trẻ, các cặp đôi đến với nhau bởi hai
tình yêu khác nhau.
Tình yêu thủa đầu của họ vẫn là giống nhau, vẫn là sự hấp dẫn nhau về
mặt giới tính. Và thứ tình yêu đó nó diễn biến theo quy luật vô thường
từ muốn đến hết muốn, từ thích đến hết thích, từ thấy hấp dẫn đến thấy
hết hấp dẫn…
Nhưng khác nhau là ở chỗ sau hôn nhân, họ đã tìm thấy một thứ tình
cảm khác, đó là họ thương được nhau bởi thấu cảm nỗi cơ hàn cực nhọc của
nhau, biết cách trị liệu những thói xấu, những ứng xử không phải của
nhau để giúp nhau tìm được chính mình.
Ảo tưởng mới là thủ phạm
Nêu quan điểm về vấn đề “hôn nhân giết chết tình yêu”, bloger nổi
tiếng Hung Tano cho biết, anh đã từng thấy như thế và nghi ngờ như
thế. Nhưng sau khi kết hôn, anh hiểu ra một sự thật rằng, không phải hôn
nhân giết chết tình yêu mà chính là do những ảo tưởng đã giết chết tình
yêu.
Nói về tình yêu trước và sau khi cưới, anh Hung Tano cho rằng: Có
người, trước đám cưới đã dâng hiến, trọn vẹn xiết bao. Nhưng sau đám
cưới lại hờ hững, coi như sự đã rồi, biến cuộc sống vợ chồng, cuộc đời
hôn nhân thành thứ trách nhiệm, nghĩa vụ.
Tình yêu trước hôn nhân là bao đam mê thì tình yêu sau hôn nhân là cả
trời trách nhiệm. Trước hôn nhân, họ kỳ vọng về nhau, thậm chí với
nhiều người là tự dệt nên những ảo tưởng. Nhưng tình yêu sau hôn nhân là
sự thấu hiểu, sẻ chia…
Theo đó, nếu một tình yêu có đủ sự đam mê của tuổi trẻ và sự thấu
hiểu, sẻ chia (bản chất của yêu thương) thì tình yêu đó sẽ càng trở nên
lớn dần lên sau hôn nhân. Do vậy theo anh Tano, hôn nhân không thể giết
chết tình yêu mà là do ảo tưởng trong tình yêu giết chết tình yêu.
Anh Hung cho rằng, để giữ được tình yêu trong hôn nhân, hãy nhìn những
điều ta đã làm cho nhau thay vì nhìn những điều ta chưa làm cho nhau.
Hãy để tâm đến nhau thay vì chỉ để ý, chỉ nhìn bằng mắt thay vì bằng
tim, bằng lòng khát khao mong một tương lai chung.
Hãy biết trân quý những phút giây có nhau thay vì kỳ vọng người ta
phải như mình muốn mới là đúng. Các cặp vợ chồng không nên khoác lên hôn
nhân của mình những bóng bẩy màu mè, ảo tưởng của tình yêu theo cách
như: Giống chồng/vợ người khác; là sự đòi hỏi nhiều khi chỉ mang tính
một chiều; là phải giống phim ảnh; là chỉ nhìn thấy những điều người
khác đã không làm cho mình…
Theo anh Tano, thật khó có thể biết được có bao nhiêu đám cưới mới trở
thành một hôn nhân đúng nghĩa. Do vậy, không nên tìm kiếm những bữa tiệc
cưới một khi chưa học cách sống chung. Bởi tình yêu nào cũng khoác lên
một màu áo lung linh như bữa tiệc.
Còn hôn nhân thì cần phải hiểu như những bữa ăn chung. Rau, cá, thịt
thà hay cao lương mỹ vị, xét cho cùng, nếu bạn chịu cùng nhau thì mới có
thể ngon được. Các ông chồng thay vì cáu gắt với những đòi hỏi của vợ
mình, hãy dùng lòng lắng nghe.
Thay vì mặc định vợ mình là vợ mình, hãy cẩn thận với những gã đồng
nghiệp, những tay hàng xóm. Anh có thể niềm nở bao nhiêu với gái xinh
ngoài kia sao không dành lại một chút cho vợ mình? Bởi cuối cùng, điều
mà hầu hết phụ nữ đều mong muốn là một đám cưới duy nhất trong cuộc đời
của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét